Lễ hội SếtBoóc Mạy vừa là hoạt động tín ngưỡng dân gian, vừa thể hiện lòng biết ơn vớinguồn cội, thiên nhiên vĩ đại, cảm tạ thần linh về một cuộc sống ấm no, hạnhphúc. Là dịp nhắc lại cho các thế hệ đồng bào Thái nhớ về quá khứ, tổ tiên, tạosự gắn kết trong bản làng của người Thái. Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về(ngày mùng 10 tháng Giêng), người Thái ở xã Cán Khê, huyện Như Thanh lại tổ chứclễ hội “ Sết Boóc Mạy” để bày tỏ những khát vọng, những ước mơ về cuộc sống yênbình, xua đi những nhọc nhằn vất vả lo toan.
(Bà Máy xin thuốc thần linh, chữa bệnh cứu làng. Ảnh nguồn Sở VHTTDL ThanhHóa)
Cây Sết Boóc Mạy (cây Bông) là vật trung tâm trong lễ hộiđược làm bằng tre hoặc luồng, hoa cây bông được làm từ cây dâu, cây sắn, cây chụcbục với các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất.Đến với lễ hội Sết Boóc Mạy, mọi người đều mong chờ đến nghilễ hạ cây Bông, khi bà máy, ông mo hái những bông hoa trên cây Bông đem tặngcho mọi người, họ nhận lấy với một niềm tin vào sự may mắn trong cuộc sống.
(Nghiền bông, đập bông, quay tơ, thuê. Ảnh nguồn Sở VHTTDL Thanh Hóa)
Trong lễhội Sết Boóc Mạy, phần lễ và phần hội có sự đan xen, hòa quyện vào nhau, phối hợpvới nhau trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. Trải qua hàng trăm năm tồn tại vàcó những thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người, lễ hội SếtBoóc Mạy vẫn là món ăn tinh thần quan trọngtrong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái.
Ngày10/11/2023, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số3419/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội Sết Boóc Mạy, xã Cán Khê, huyện Như Thanh làdi sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là cơ hội để huyện Như Thanh tiếp tụcquảng bá và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời nâng cao ýthức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và Nhân dân trong việc giữ gìn các disản, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy các disản văn hóa của địa phương, là nguồn tài nguyên quý giá để đẩy mạnh phát triểndu lịch, thu hút du khách thập phương.
HảiVân