Đồng bào Dao ở Thanh Hoá chỉ chiếm gần 3%, sinh sống dàn trải ở các huyệnMường Lát, Ngọc Lặc và Cẩm Thủy gắn với những sắc thái văn hóa và phong tục tậpquán phong phú, độc đáo vẫn được đồng bào Dao trân quý, lưu giữ, trao truyền vàtrở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Trong đó, Tết nhảy là mộttrong những sắc thái văn hóa đặc sắc.
Tết nhảy ra đời từ truyền thuyết cuộc thiên di của những người Dao đặtchân đến miền đất mới và đời tiếp đời được người Dao duy trì và phát triển. Tết nhảy tổchức vào hai tháng cuối năm âm lịch, khi hoa đào, hoa mơ chúm chím những nụxuân thì cũng là lúc khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng tổ chức Tết nhảythâu đêm suốt sáng trong thời gian ba ngày đêm với nhiều nghi thức dâng lễ BànVương, tổ tiên, ông, bà, cha mẹ đã khuất và cầu cho mưa thuận gió hòa, nhânkhang vật thịnh, cuộc sống yên lành. Trong cuộc đời mỗi người đàn ông người Daoquần chẹt Ngọc Lặc và Cẩm Thủy thông thường họ đều trải qua từ một tới ba lầnTết nhảy để tạ ơn trời, đất, long vương, thánh thần và tổ tiên đã giúp đỡ vàphù trợ có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Tết nhảy còn là dịp để cúng tổ trạch,táo quân, cầu mưa, cầu mùa, cầu bình an, hạnh phúc.
Trang phục trong lễ hội tết nhảycủa người Dao (nguồn: Báo Thanh Hoá)
Tết nhảy mặc dù chỉ đượctổ chức trong các gia đình, dòng họ nhưng lại là ngày hội của cả cộng đồng. Đểtổ chức Tết nhảy, gia đình và dòng họ phải có bàn thờ tổ và sắm đủ bộ tranh Đạiđường - tranh thờ dân gian mang đậm màu sắc tôn giáo của người Dao. Bộ tranhnày gồm 15 bức tranh vẽ các vị thần thánh được người Dao cho là tổ tiên của họcó nguồn gốc từ Trung Quốc. Để bộ tranh Đại đường trở nên thiêng liêng và cósức mạnh bảo hộ cuộc sống yên bình cho mỗi gia đình, dòng họ, người Dao tổ chứclễ khai quang tranh thờ bằng Tết nhảy. Lễ thức này cũng chính là việc “luyện âmbinh” hay “Khao quân Tam Thanh” để các vị thần có đầy đủ binh lính tinh nhuệ vàsức mạnh phù hộ, giúp đỡ cho con cháu trong họ, ngoài làng. Mỗi dòng họ tổ chứcTết nhảy có chu kỳ khác nhau và việc tổ chức Tết nhảy phụ thuộc vào điều kiệnkinh tế của mỗi gia đình và từng dòng họ.
Tết nhảy của người DaoThanh Hóa là một mảng màu tươi đậm hòa cùng với Tết nhảy của đồng bào Dao ở cácđịa phương trong cả nước. Đó là loại hình nghệ thuật tích hợp nhiều thành tốcủa văn hóa dân gian như: nghệ thuật múa, nghệ thuật âm nhạc, ngôn ngữ, trangtrí, tạo hình, cách thêu thùa, may mặc, văn hóa ẩm thực... được phô diễn phongphú và đặc sắc.
Du khách đến với ThanhHoá, khám phá và trải nghiệm giá trị văn hoá của người Dao tại các huyện NgọcLặc, Cẩm Thuỷ để biết về Tết nhảy, một phong tục tín ngưỡng của đồng bào dântộc miền núi bao hàm các giá trị văn hóa dân gian độc đáo, có tác dụng thắtchặt mối dây đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, chung xây cuộc sống ấm no, hạnhphúc, giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ người Daohôm nay và mai sau.
BT.Vũ Thị Ngời