Ngày 09/8/2024vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 2317/QĐ-BVHTTDLcông bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trìnhdiễn dân gian Ru ún (hát ru) của người Mường, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Với lờica trong sáng, thiết tha, chan chứa tình yêu thương, làn điệu hát ru của đồngbào dân tộc Mường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là loại hình văn nghệ dân gian độcđáo, là nét văn hóa truyền thống của người Mường còn được lưu giữ đến tận ngàynay.
(mẹ vừa làm vừa hát ru con. Ảnhnguồn Sở VHTTDL Thanh Hóa)
Đâylà một trong những loại hình dân ca do dân gian sáng tác, trao truyền, mang sắcthái văn hóa riêng, được diễn xướng bằng ngôn ngữ Mường và được đồng bào sử dụngnhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống và sinh hoạt văn hóa tinh thần của quần chúng.Hát ru con thường mượn lời ca dao giãi bày ý nghĩa, tâm trạng của người mẹ muốngửi gắm. Những câu hát ru ngọt ngào, trữ tình, tái hiện cuộc sống chân thực làtình thương yêu vô bờ bến người mẹ dành cho con.
Hát ru dân tộc Mường là hình thức diễn xướng cộngđồng trong bối cảnh cuộc sống đời thường, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, cótính giáo dục cao nhằm trao gửi yêu thương, trút bầu tâm sự và giáo dục, truyềndạy con cháu về đạo lý, đối nhân xử thế, lẽ sống ở đời...
(nghệ nhân truyền dạy di sản hátru cho thế hệ sau. Ảnh nguồn Sở VHTTDL Thanh Hóa)
Việccông nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Ru ún là di sản văn hóa phi vật thể quốcgia cho thấy những nỗ lực, cố gắng của địa phương bảo vệ và phát huy giá trị củadi sản; đồng thời mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho huyện Ngọc Lặc nóiriêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Các bạncó thể ghé qua bất kỳ một gia đình người Mường (mà phải có em bé nha ^^) ở NgọcLặc để trải nghiệm, thưởng thức những khúc hát ru ngọt ngào này nhé.
Hải Vân