Hình ảnh di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai (Ảnh: NguồnInternet)
Hội thề Lũng Nhai tại đồi Bái Chanh trên khu vực núiPù Me, thuộc làng Lũng Mi, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá gắnliền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do người anh hùng dântộc Lê Lợi lãnh đạo. Hội thề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đã mở đầu cho nhữngthắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược,giành lại giang sơn đất nước.
Với ý nghĩa to lớn đó, ngày 10/01/2024, UBND tỉnh đãban hành Quyết định số 165/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tíchlịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn vớiphát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân.
Theo đó, Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử- văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triểndu lịch (gọi tắt là quy hoạch di tích) có quy mô 73,43 ha. Trong đó, diện tíchkhu vực bảo vệ (I và II) di tích địa điểm Hội thề Lũng Nhai là 30,12 ha; diệntích kiến nghị bổ sung khu vực bảo vệ (I và II) đối với miếu Phụng Dưỡng, khu mộMường là 1,9 ha; khu vực phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch lịchsử - văn hóa - sinh thái là 41,41 ha.
Bản đồ quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hộithề Lũng Nhai, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân(Ảnh:Nguồn Internet)
Quy hoạch di tích chia làm 2 khu vực: Khu vực ditích và khu vực phát huy giá trị di tích. Trong đó, khu vực phát huy giá trị ditích tại địa điểm Hội thề Lũng Nhai sẽ bao gồm một số phân khu chức năng nhưkhu đón tiếp - dịch vụ di tích (bố trí bãi đỗ xe, nhà dịch vụ, nhà vệ sinh côngcộng, nhà quản lý - đón tiếp; các công trình có quy mô phù hợp với không giandi tích, kiến trúc kiểu dân tộc địa phương); khu đón tiếp - dịch vụ sinh thái(phục vụ khu cảnh quan sinh thái thác bảy tầng, gồm các công trình phục vụ cáptreo, dịch vụ du lịch); du lịch sinh thái rừng và thác bảy tầng (giữ nguyên trạnghệ thống cây xanh có giá trị, trồng bổ sung các loại cây địa phương để tạo cảnhdọc tuyến tham quan...); khu lưu trú homestay (nhà dân tộc Mường, dân tộc Thái,có trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch)...
Về định hướng phát huy giá trị di tích gắn với pháttriển du lịch, sẽ tập trung phát triển một số sản phẩm du lịch như văn hóa - lịchsử, sinh thái, cộng đồng. Các sản phẩm du lịch chủ yếu trong du lịch văn hóa -lịch sử là khai thác tiềm năng về giá trị lịch sử kết hợp với các giá trị vănhóa địa phương (ẩm thực, phong tục tập quán,...). Du lịch sinh thái trọng tâmlà khai thác tiềm năng cảnh quan thiên nhiên của thác Bảy tầng và cảnh quan núiPù Mé. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tìm hiểu phong tục tập quán, âmnhạc, ẩm thực,... của dân tộc Mường, Thái tại địa phương.
Đồng thời hình thành 2 tuyến du lịch gồm: Tuyến du lịchchủ đề (liên kết với khu di tích Lam Kinh tạo thành chuỗi du lịch chủ đề về cuộckhởi nghĩa Lam Sơn); tuyến du lịch liên huyện (Khu Bảo tồn thiên nhiên XuânLiên, hồ thủy điện, đền thờ Cầm Bá Thước, đền Bà Chúa Thượng ngàn... và các lễhội truyền thống).
Việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịchsử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với pháttriển du lịch nhằm góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và văn hóa địa phương; tôn vinh công laoto lớn của nghĩa quân Lam Sơn... Đồng thời, góp phần khai thác có hiệu quả cáctiềm năng du lịch, tạo ra một điểm đến du lịch cho huyện Thường Xuân nói riêng,Thanh Hoá nói chung.
BT: Lê Lan
Ảnh:Nguồn Internet