ChùaKhải Nam xưa thuộc làng Cá Lập, xã Lương Niệm, tổng Cung Thượng, phủ Tĩnh Gia,trấn Thanh Hoa, nay là phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn. Phường Quảng Tiến là mảnh đất lưu dấu nhiều giá trị lịch sử - văn hóacùng các di tích, lễ hội độc đáo, gắn chặt với tín ngưỡng dân gian của cư dânvùng ven biển. Ngôi chùa Khải Nam và lễ hội chùa Khải Nam thể hiện sự phongphú, đa dạng, góp phần tô điểm thêm cho nét đẹp văn hóa - tín ngưỡng của đất vàngười nơi đây.
Chùa Khải Nam (nguồn: báo Thanh Hoá).
Ngôi chùa Khải Nam tọa lạc ở nơi có địathế phong thủy “dương cơ, ái hổ”, tụ linh, tụ đức. Tên chữ của ngôi chùa mang ýnghĩa “mở rộng cửa đón chúng sinh nước Nam". Tương truyền, chùa Khải Namcó từ thời Trần, lúc đầu chùa được dựng lên bằng vật liệu tranh tre, nứa lá,vách đất và các pho tượng được làm bằng đất. Đến thời Lê Trung Hưng, chùa đượcxây dựng quy mô hơn.
Hằng năm, vào các ngày 11 và 12 thángGiêng âm lịch, tại chùa Khải Nam, lễ hội văn hóa truyền thống chùa Khải Namđược tổ chức. Đây là lễ hội truyền thống của đất và người Quảng Tiến. Lễ hộiđược tổ chức với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu chonhững chuyến ra khơi vào lộng được thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang, mùamàng bội thu... Một trong những nét đặc trưng, tiêu biểu nhất của lễ hội lànghi thức rước kiệu.
Chùa Khải Nam (Nguồn: TP Sầm Sơn - Thanhhoa.gov.vn)
Đến Sầm Sơn, du khách đến chùa Khải Namđừng quên ghé thăm các điểm du lịch, di tích văn hoá lịch sử đặc sắc khác như: đềnĐề Lĩnh (làng Lương Trung, phường Trung Sơn) thờ Đường công Quang Lộc - ông Tổnghề vật làng Lương Trung; đền Bà Triều (làng Triều, phường Trung Sơn) thờ vịtổ sư nghề dệt xăm súc, dệt vải của làng Trung Sơn, đền Cá Lập để chiêm ngưỡnggiá trị nền văn hoá tín ngưỡng đa tầng, đa sắc diện, một vệt xuyên suốt của giátrị di sản tín ngưỡng - tâm linh.
BT.Vũ Thị Ngời