Du lịch Thanh Hóa

Đến Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa chiêm ngưỡng kỷ vật xe đạp thồ

30-12-2024 Điểm đến

Nhờ ý chí sắt đá, sự kiên cường và linh hoạt trong việc sử dụng cácphương tiện, trong chiến dịch Điện Biên Phủ nhiều phương tiện thô sơ của Nhândân Việt Nam đã đối đầu với các phương tiện chiến tranh tối tân của kẻ địch.Trong số các phương tiện phục vụ kháng chiến, chiếc xe đạp thồ đóng vai tròquan trọng và đã trở thành biểu tượng đẹp trong cuộc kháng chiến chống Pháp củaNhân dân Việt Nam nói chung, quân và dân Thanh Hóa nói riêng.

Tướng Navarre từng nhận định: “Lực lượngcủa tướng Giáp sẽ không thể có được chuyển tiếp viện vũ khí, đạn dược và lươngthực. Phải mang hàng ngàn tấn hàng, xuyên hàng trăm km rừng rậm để tiếp việncho một lực lượng chiến đấu khoảng 50.000 người là một thử thách không thể vượtqua”.

Tại hỏa tuyến, những nơi các phương tiệngiao thông cơ giới không thể sử dụng, vẫn phải dùng dân công gánh bộ là chủyếu. Những con đường ra mặt trận nằm giữa những hố bom lở loét, cây cỏ xác xơ,ban ngày vắng lặng, im lìm, như sống lại khi mặt trời vừa xuống núi. Những đoànngười nối nhau đi như nước hướng về tiềntuyến, đâu đâu cũng vang lên tiếng hò, câu hát nói lên quyết tâm vượt mọi khókhăn và tình cảm dành cho những người đang chiến đấu ở mặt trận.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các Hộiđồng cung cấp tiền phương, toàn quân toàn dân ta đã vượt qua mọi khó khăn giankhổ bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược phục vụ mặt trận. Ta chủ trương vậnchuyển bằng phương tiện cơ giới là chính nhưng không quên khai thác sử dụngnhững phương tiện vận chuyển thô sơ như: Xe thồ, xe ngựa, xe trâu, xe cút kít,bè mảng... Số xe đạp thồ đảm bảo 80% khối lượng hậu cần của chiến dịch. Xe đạpthồ được huy động tới mức tối đa, số lượng lên tới 20.000 xe.

Xe đạp thồ, nó có thể đi được trên nhiềuloại đường và địa hình khác nhau mà ô tô không thể đi được. Ưu điểm của xe đạpthồ là việc không cần sử dụng nhiên liệu, dễ dàng sửa chữa, khả năng ngụy trangvà có thể di chuyển độc lập hoặc theo nhóm trong mọi điều kiện thời tiết. Lựclượng xe đạp thồ thường được tổ chức thành các đoàn theo địa phương, với mỗiđoàn bao gồm nhiều trung đội và mỗi trung đội có từ 30 đến 40 chiếc xe. Các xeđược chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi vượt qua đèo hay dốccao. Ngoài ra, mỗi đoàn xe đạp thồ còn có một chiếc xe đặc biệt chuyên chở phụtùng và dụng cụ sửa chữa khi cần thiết.

Năng suất xe đạp thồ cao gấp hơn mười lầndân công gánh bộ; gạo ăn dọc đường cho người chuyên chở cũng giảm đi bằng ấylần. Tính ưu việt của xe thồ còn ở chỗ có thể hoạt động trên những tuyến đườngmà xe ôtô không thể đi được. Chính phương tiện vận chuyển này đã gây nên bấtngờ lớn với quân địch, làm đảo lộn những tính toán của chúng trước đây.


Hình ảnh xe đạp thồ được lưu tại Bảo tàng tỉnh ThanhHoá (nguồn: báo Thanh Hoá)

Càng những ngày cuối chiến dịch, từngđoàn xe ô tô, đoàn thuyền, đoàn xe ngựa thồ, đặc biệt là hàng vạn chiếc xe đạpthồ từ các vùng tự do, vùng mới giải phóng Tây Bắc cũng như những vùng sau lưngđịch đã băng rừng vượt suối hăng hái tham gia phục vụ tiền tuyến. Những tuyếncung cấp của quân và dân ta dài hàng trăm km từ Thanh Hóa, Phú Thọ lên đến TâyBắc, những đoàn dân công hỏa tuyến vượt núi băng rừng đi qua những quãng đườngđèo dốc hiểm trở ngày đêm bị máy bay địch cung cấp nguồn hàng vô tận cho tiền tuyếnlớn.

Xe đạp thồ đã đóng gópnhiều thành tích và tương ứng với những điều đó là các phần thưởng, các danhhiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ trao tặng cho Thanh Hóa. Trong cácphần thưởng ấy, Nhân dân Thanh Hóa luôn ghi nhớ lời khen ngợi và ghi nhận của Báctrong dịp người về thăm Thanh Hóa lần thứ 2, ngày 13-6-1957: "Bây giờtiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đếnđâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Hình ảnh những đoàn xeđạp thồ Thanh Hóa anh hùng đã được dân công Thanh Hóa kế tục phát huy để rồisau này vượt Trường Sơn phục vụ chiến trường miền Nam trong công cuộc chống Mỹmà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

BT. Vũ Thị Ngời